Mang thai tháng thứ 4

0
1513

Mang thai tháng thứ 4, thai nhi bắt đầu phát triển hoàn thiện, mắt bé bắt đầu liếc sang các bên. Ở tháng thứ 4 mẹ bầu bắt đầu hết những cơn mệt mỏi ốm nghén.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4

Vào thời điểm này, bạn cũng dần thoải mái hơn. Những cơn mệt mỏi vì ốm nghén đã không còn. không còn cảm giác lạ lẫm như giai đoạn đầu mang thai nữa. Chính vì vậy, đôi khi bạn quên mất chế độ sinh hoạt lý tưởng mà mình đang theo đuổi. Các mẹ không được lơ là vấn đề sinh hoạt thường ngày đâu nhé. Điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ và bé chút nào.

Thai nhi tháng thứ 4
Thai nhi tháng thứ 4

1. Thai nhi 13 tuần tuổi

Bé có sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ xung não, cơ mặt của bé có thể thể hiện một số biểu hiện nét mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối xung quanh bé, quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Bạn có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái qua hình ảnh siêu âm.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ:

Để đảm bảo cho sứ khỏe phát triển toàn diện của em bé, Việc đầu tiên các mẹ nên đi làm Các mẹ nên đi khám thai định kỳ thường xuyên để được bác sĩ tư vấn về các loại vitamin và khoáng chất cần bổ sung cho cơ thể như Axit Folic, kẽm, sắt, và can xi… Nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thuốc thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có liều lượng hợp lý nhất nhé.

Mang thai tháng thứ 4
Mẹ bầu mang thai tháng thứ 4.

2. Thai nhi 14 tuần tuổi

Em bé ở tuần thứ 14 dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái táo và nặng chừng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển. Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Ở tuần này những nguy cơ xẩy thai là rất thấp, chính vì vậy chị em có thể thoải mái hơn một chút. Tuy nhiên, nếu trường hợp chị em mang thai ở độ tuổi ngoài 35 thì sẽ có nhiều rủi ro, lúc này các bác sĩ sẽ bàn bạc với chị em về phương pháp hạn chế rủi ro, phương pháp thường dùng đó là chọc dò ối. Đây cũng chính là một trong những xét nghiệm có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường của thai nhi. Thực hiện phương pháp này sẽ không mang đến rủi ro lớn cho thai nhi nên chị em hãy yên tâm nhé!

3. Thai nhi 15 tuần tuổi

Ở tuần này vai, em bé của bạn sẽ tắng thêm về chiều dài cũng như trong lượng. Vào lúc này, ước chừng bé đã lớn bằng một quả bơ, dài 11,5cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 100gr. Phần chân của bé phát triển hơn nhiều để lộ rõ hơn và đôi mắt đã dịch chuyển gần về phía trước. Hai tai bé cũng dần chuyển tới vị trí cuối cùng. Mô da đầu đã bắt đầu hình thành nhưng tóc vẫn chưa mọc ra. Móng chân của bé cũng đã bắt đầu dài thêm.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Khi bắt đầu vào tuần thứ 15 phần đỉnh tử cung của bạn đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn. Ở các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần. Ở tuần này bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ. Ở tuần này tình trạng ốn nghén không còn nữa bạn sẽ ít buồn nôn hơn, đặc biệt cảm xúc của bạn và làn da của bạn sẽ cho biết tinh trạng sức khỏe của bạn đang tốt hay xấu.

Ở tuần này bạn sẽ cảm nhận được những cử động của em bé trong bụng mình. Đây là khoảng khắc tuyêt với nhất mà bạn cảm nhận được từ khi có thai.

Nếu bạn làm công việc văn phòng bạn nên thường xuyên cử động bằng cách đi bộ 1 vài vòng trong phong của mình. hoặc bạn có thể thử nằm xuống trong vài phút để dễ cảm nhận hơn cử động như có cánh bướm vờn nhẹ ở bụng dưới của mình. Cảm giác đó thật tuyệt diệu!

4. Thai nhi 16 tuần tuổi

Ở tuần thứ 16 này, là quá trình phát triển vượt bậc của thai kỳ, phần khung xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm thành dạng xương, và dây rốn nối kết sự sống của bé qua nhau thai đang phát triển mạnh mẽ và dày dặn hơn.

Vào tuần thứ 16 này bé nặng khoảng 140g và dài cỡ 13cm từ chóp đầu đến mông. Bé có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.

Sự thay đổi cơ thể mẹ ở tuần 16

Khi bước sang tuần 16 bụng bạn bắt đâu to hơn ra, trọng tâm cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi nên thỉnh thoảng bạn cảm thấy dường như đi không vững, đội khi bạn cảm thấy mất cân bằng. Vì vậy các mẹ nên Cẩn trọng khi di chuyển, Các mẹ nên mang những đôi giày thấp gót và đế không trơn trượt để giảm nguy cơ ngã vì trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai, chấn thương vùng bụng có thể gây nguy hiểm cho bạn và bé. Nếu đi xe hơi, nhớ thắt dây an toàn bên dưới bụng, vòng qua hông.

Ở tuần này bạn sẽ cảm thấy mắt của mình bị khô hơn. Bạn có thể sự dụng nước nhỏ mắt để chống khô mắt, nhưng trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác si, và sử chỉ sử dụng loại thuốc nhỏ mắt cho bà bầu. Nếu việc sử dụng kính áp tròng trở nên khó chịu, thử giảm thời gian dùng chúng hoặc chuyển sang dùng kính thường đến sau khi sinh bé.

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 4

Bước vào tháng 4 của thời kỳ mang thai cớ thể bé sẽ cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy các mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Đặc biệt các mẹ lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.

– Vitamin A: Các mẹ nên ăn các món ăn như trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

– Vitamin B1: bạn nên dùng nhiều ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…

– Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.

– Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…

– Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) Bạn có thể sử dụng măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng. – Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch. – Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…

– Vitamin C: Bạn nên sử dụng các loại rau xanh như rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong, quả chín như cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…, khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …

– Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.

– Vitamin E: Vitamin E có nhiều trong các loại dầu như (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.

Xem thêm:

Hoài Nam / Nguồn báo Sức khỏe cộng đồng