Mang thai tháng đầu tiên

0
2470

Mang thai tháng đầu tiên và sự phát triển của thai kỳ. Sự phát triển thai nhi tháng đầu vẫn thuộc chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mọi thứ trong cơ thể bạn vẫn diễn ra bình thường. Trong tuần đầu tiên này thai nhi vẫn thuộc chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Ngày dự kiến sinh của chị em sẽ được tính bắt đầu từ ngày thứ nhất của kỳ kinh nguyệt cuối. Mặc dù trong tuần này, thai nhi vẫn chưa được hình thành rõ ràng trong bụng mẹ, tuy nhiên cũng được tính vào thời gian mang thai của chị em (đây còn được gọi là thai kỳ).

Mang thai tháng đầu tiên
Sự hình thành của thai nhi tháng đầu

1: Thai nhi tuần đầu tiên

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu bạn có dự dịnh sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.

Thay đổi của cơ thể: Nếu bạn hy vọng mang thai trong tháng này, bạn có thể bắt đầu phải tính toán chờ tới ngày rụng trứng. Tuy nhiên, ngày này chỉ gần đúng và ngay cả các bác sỹ cũng không thể khẳng định chính xác, cũng giống như thời điểm thụ thai rất khó xác định vì bạn không thể biết chính xác khi nào thì trứng và tinh trùng “gặp nhau”.

2:  Thai nhi 2 tuần tuổi

Ngay cả khi phôi thai đã phát triển được 2 tuần, nhưng thai nhi vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên, khả năng có thai là rất cao vì bạn đã rụng trứng. Tất cả các đặc tính di truyền của con bạn được chứa đựng trong tế bào đơn lẻ mà bạn xuất ra từ một trong hai buồng trứng ở giữa chu kỳ.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2: Phôi thai đã bám vào thành tử cung của bạn để sẵn sàng cho hành trình kỳ diệu của mình trong 9 tháng tới. Bé đã bắt đầu giao tiếp với bạn qua sự trao đổi chất rất nhỏ mà mẹ chưa thể nhận thấy được. Tuy nhiên, một chấm máu báo thai hay hai vạch mờ trên que thử thai đã có thể xem là một bằng chứng rõ rệt vào thời điểm này.

3: Thai nhi 3 tuần tuổi

Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc nhau thai).
Thai nhi 3 tuần tuổi

Thai nhi 3 tuần tuổi

Thay đổi của cơ thể: Sang tuần thứ 3, phôi dâu sẽ bắt đầu tiết ra hoóc môn để cơ thể bạn không giải phóng tế bào niêm mạc và các mô trong tử cung của bạn, khiến cho bạn không thấy kinh nguyệt nữa. Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn sẽ không thấy cơ thể mình có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết mình đã mang thai.

4: Thai nhi 4 tuần tuổi

Sau 4 tuần, trứng được thụ tinh đã trở thành một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp trong cùng hay còn gọi là lớp nội bì, lớp này sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của trẻ. Lớp ở giữa hay còn gọi là lớp trung bì, lớp này sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Lớp ngoài cùng sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như mắt, da, tóc và hệ thống thần kinh của trẻ.

Bởi vì lúc này phôi thai đã tiết ra hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormon có liên quan đến thai nhi nên chỉ cần xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu là biết chính xác có mang thai hay không. Ở giai đoạn sớm thì xét nghiệm máu chính xác hơn là chị em thử thai tại nhà.

Giai đoạn bốn tuần, người ta đã có thể chính thức đo được kích thước của thai nhi. Đo chiều dài từ đỉnh đầu đến chân thoạt nghe thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên, nó thực sự là rất thiếu chính xác. Cho dù mới ở giai đoạn 4 tuần tuổi, em bé trong cơ thể bạn vẫn còn cuộn tròn, và bộ phận mà sau này sẽ phát triển thành đôi chân cũng đang gập lại.
Trong tháng đầu tiên nguyên nhân chính khiến bạn bị ốm nghén là do các hormon từ phôi thai tiết ra. Lúc này chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy, ù tai, đau ngực hoặc là cảm giác buồn nôn… Những biểu hiện này cũng giống như biểu hiện chị em sắp có kinh nguyệt. Phải mất một chút thời gian thì chị em mới biết biểu hiện này là do sự xuất hiện của thai nhi.

Xem thêm:

Hoài Nam / Nguồn báo Sức khỏe cộng đồng