Viễn thị là căn bệnh về mắt khá phổ biến ở người lớn và người già. Ở trẻ nhỏ bệnh này không phổ biến nhưng cá biệt vẫn có những trường hợp mắc phải. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc nhận dạng và điều trị cho các bé.
Tổng quan về bệnh viễn thị ở trẻ nhỏ
Viễn thị hình thành do sự bất thường của hệ thống khúc xạ ở mắt. Khi hình ảnh không được hội tụ phía sau võng mạc thay vì phía trên võng mạc thì ta gọi đó là bệnh viễn thị.
Khi mắc bệnh này, mắt của trẻ phải điều tiết liên tục để nhìn rõ. Nếu mắt trẻ yếu hơn có thể không điều tiết được dẫn đến nhìn mở cả khoảng cách xa và gần.
Ở trẻ nhỏ thường gặp hai loại bệnh viễn thị là viễn thị khúc xạ và viễn thị trục.
Triệu chứng của bệnh viễn thị ở trẻ nhỏ
Khi đọc sách hay nhìn gần, các bé rất hay bị nhức, mỏi mắt, nhức đầu. Nếu cố gắng nhìn lâu còn có thể bị đỏ, chảy nước mắt. Một số trường hợp, mắt có xu hướng quay vòng trong gây ra hiện tượng mắt lé.
Các triệu chứng này khá trái ngược với tật cận thị. Vậy nên, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên cho bé đi khám mắt để xác định.
Tác hại trẻ có thể gặp phải khi bị viễn thị
Là một bệnh về mắt tương tự như cận thị, nên trẻ mắc viễn thị thường xuyên cảm thấy mắt nhức mỏi, nhìn mờ. Do mắt luôn phải điều tiết để nhìn rõ hơn. Các cơ quan trong mắt cũng hoạt động mạnh làm tăng nhức mỏi.
Theo thời gian, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, trẻ có thể bị nhược thị, mắt lác, mắt lé… Thậm chí là mất thị lực ở 1 bên mắt.
Phương pháp điều trị
Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến nhất vẫn là đeo kính. Khi phát hiện các dấu hiệu viễn thị ở trẻ, trẻ cần được khám khúc xạ để lấy độ viễn thị chính xác.
Bên cạnh việc đeo kính, thực hành các bài tập cho mắt cũng là cách điều trị tích cực. Cha mẹ có thể cho trẻ tập vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… để tăng độ khúc xạ, giảm độ viễn thị. Ngoài ra có những bài tập cho mắt trên máy Synophtophore. Cha mẹ có thể tìm hiểu để tập luyện cho bé.
Tin vui là khi được điều trị và tập luyện thường xuyên, độ viễn thị sẽ giảm dần. Thị lực của bé cũng cải thiện. Tuy nhiên rất dễ tăng lại nên cần duy trì bài để để hạn chế tái phát.
Bệnh viễn thị ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thị lực và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cha mẹ cần chú ý tới các biểu hiện và triệu chứng bệnh để kịp thời điều trị giúp bé cải thiện thị lực.
Xem thêm: Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa