Trẻ 6 tháng tuổi đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng. Thời điểm này, nhiều mẹ đã bắt đầu cho bé ăn dặm, tuy nhiên làm thế nào để xác định được bé yêu của bạn đã sẵn sàng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây!
Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
Tăng trưởng về thể trạng
Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
Từ tháng thứ 6 trở đi, mức tăng trưởng của bé sẽ chậm lại so với các tháng đầu. Trung bình mỗi tháng bé tăng khoảng 28 gram. Cả chiều cao cũng tăng chậm hơn so với thời gian trước. Điều này hoàn toàn bình thường, nên các mẹ không cần quá lo lắng.
Vận động tích cực hơn
Khi tròn 6 tháng tuổi bé hoạt động, vui chơi tích cực hơn. Bé bắt đầu có đam mê chạm, cầm nắm mọi thứ xung quanh bé. Nhất là những đồ vật có màu sắc rực rỡ. Bé cũng có thói quen “khám phá” bằng miệng, nên nắm được vật nào cũng đưa lên miệng.
Thói quen này khiến nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, mẹ không nên quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh. Hãy cho bé tự tìm hiểu và phát triển theo cách riêng. Điều này sẽ giúp bé hòa nhập và cảm thấy hứng thú với môi trường xung quanh. Tất nhiên là mẹ cũng nên chọn lọc đồ chơi cho bé, không nên dùng những loại sắc nhọn, nhiều góc cạnh.
Khả năng nhận thức của bé
Trẻ 6 tháng tuổi cơ bản đã nhận thức được những gì mẹ nói. Các bé có thể nhận ra tiếng gọi của bố mẹ và một số từ cơ bản như “có, không, măm”… Giai đoạn này cũng là nền tảng cho việc phát triển khả năng nói của bé.
Từ 6 tháng, bé cũng bắt đầu biết phản ứng lại tiếng gọi của bố mẹ bằng cách kêu “ê,a”. Lúc này bố mẹ nên dành thời gian chơi cùng bé các trò tương tác, phát triển trí não, và rèn luyện các phản xạ tự nhiên.
Khả năng thể hiện cảm xúc
Trẻ 6 tháng tuổi đã biết “bám” mẹ và bày tỏ sự yêu, không thích với những vật xung quanh. Khóc khi không thấy mẹ, theo mẹ hơn theo bố hay giấu mặt đi khi mẹ đút ăn… Là những biểu hiện cảm xúc của bé.
Trẻ 6 tháng tuổi đã sẵn sàng để ăn dặm chưa?
Trẻ 6 tháng tuổi đã sẵn sàng để ăn dặm chưa?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ cơ bản khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Hơn thế nữa, giai đoạn này bé cũng cần bổ sung thức ăn để cơ thể phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, nếu mẹ chưa chắc chắn bé đã sẵn sàng hay chưa. Mẹ có thể dựa vào các biểu hiện sau:
- Cân nặng của trẻ tròn 6 tháng tuổi đã đã tăng gấp đôi so với cân nặng lúc mới sinh.
- Trẻ đã biết lẫy, biết giữ đầu thẳng, tự ngồi được để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng.
- Khi đút cho trẻ ăn, trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng.
- Lưỡi của không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ. Trước đó, trừ núm vú thì bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra).
- Trẻ thể hiện sự yêu thích, hứng thú đối với thức ăn mà bố mẹ cho ăn.
Khi bé yêu của bạn có các biểu hiện trên đây thì hãy bắt đầu chuẩn bị cho bé ăn dặm nhé. Để giai đoạn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi không còn là “ác mộng”, mẹ có thể tham khảo bài viết “Các món ăn dặm cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi” để biết thêm chi tiết nhé!